ISO/TS 16949: 2009 có tên gọi đầy đủ là Các hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu đối với việc áp dụng ISO 9001:2008 cho các tổ chức sản xuất và cung cấp các dịch vụ liên quan đến linh kiện cho ngành ô tô xe máy. Quy định kỹ thuật này do Nhóm công tác đặc biệt về ô tô Thế giới (IATF - International Automotive Task Force) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) ban hành với sự hỗ trợ của Ban kỹ thuật TC 176 (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng) của tổ chức ISO. Quy định kỹ thuật này áp dụng cho các hoạt động thiết kế và phát triển, sản xuất và, nếu có, lắp đặt và cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm liên quan trong ngành công nghiệp ô tô xe máy.
ISO/TS 16949 được xây dựng trên nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9001. Theo đó, ISO/TS 16949:1999 là hướng dẫn chi tiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:1994 cho các tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ liên quan đến linh kiện của ngành ô tô, xe máy. ISO/TS 16949:2002 dựa trên tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
ISO/TS 16949:2009 có cấu trúc hoàn toàn tương đương với ISO 9001:2008. Tại một số điều khoản, quy định kỹ thuật này đưa ra những hướng dẫn bổ sung chi tiết để việc áp dụng điều khoản đó phù hợp với đặc thù của ngành ô tô, xe máy. Ví dụ, Điều 4.2.4 Kiểm soát hồ sơ có thêm điều khoản bổ sung 4.2.4.1Thời hạn lưu giữ hồ sơ hay 7.3.6 Xác nhận hiệu lực của thiết kế và phát triển thì có thêm điều khoản 7.3.6.1 Xác nhận hiệu lực của thiết kế và phát triên - Bổ sung, 7.3.6.2 Chương trình sản xuất mẫu đầu, 7.3.6.3 Quá trình phê duyệt sản phẩm…
Về cơ bản ISO/TS 16949 đưa ra các yêu cầu đối với các nhà sản xuất linh kiện ô tô và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan trong việc xây dựng, lập văn bản, áp dụng, duy trì và thường xuyên cải tiến hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng nhằm cung cấp một cách nhất quán sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất (lắp ráp) ô tô cũng như các yêu cầu chế định khác. Điều này bao gồm cả việc thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm do yêu cầu luôn thay đổi theo thời gian.
Quy định kỹ thuật này áp dụng cho các địa điểm nơi linh kiện của khách hàng được sản xuất, bao gồm cả các bộ phận có chức năng hỗ trợ và các bộ phận không nằm trong cùng vị trí địa lý với nơi sản xuất chính, khi chúng là những bộ phận cấu thành toàn bộ quá trình sản xuất các linh kiện đó và/hoặc các dịch vụ có liên quan. Quy định kỹ thuật này có thể được áp dụng cho toàn bộ dây chuyền cung ứng linh liện ô tô.
Một trong các lợi ích cơ bản của tiêu chuẩn này là giúp cho các hãng sản xuất ô tô lớn tại Châu Á, Châu Âu, hay châu Mỹ tiếp cận chung tới một phương pháp quản lý chất lượng được thừa nhận ở mức độ toàn cầu.
Mục đích của ISO/TS 16949 là cải tiến thường xuyên, phòng ngừa sai lỗi, giảm biến động và giảm lãng phí trong chuỗi cung cấp. Tiêu chuẩn này yêu các nhà cung cấp phải tập trung vào cải tiến thường xuyên trong toàn bộ tổ chức. Ví dụ về các yêu cầu cải tiến này là các điều khoản về việc phải thường xuyên giám sát, trao đổi thông tin với khách hàng để cung cấp các sản phẩm đáp ứng chất lượng, hay là phải cử ra đại diện của khách hàng. ISO/TS 16949 cũng yêu cầu đơn vị áp dụng phải tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực và nhận thức của người lao động, quy định trách nhiệm của người lao động đối với vấn đề chất lượng. Năng lực của cán bộ được đề cập khá chi tiết tại các nội dung như thiết kế quá trình, thiết kế và phát triển, theo dõi và đo lường quá trình, sản phẩm, phân tích dữ liệu.
Lợi ích từ việc áp dụng và được chứng nhận ISO/TS 16949
Ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất và phân phối các sản phẩm ô tô hiện nay là một ngành hoạt động có tính toàn cầu. Một nhà sản xuất phụ tùng ô tô có thể chỉ là rất nhỏ như một con ốc bắt trong chi tiết máy đều có thể tổ chức sản xuất hàng loạt sản phẩm với số lượng rất lớn và có khả năng xuất khẩu để phục vụ việc lắp ráp tại tất cả các hãng ô tô lớn trên toàn thế giới. Vì thế các sản phẩm đầu vào của các nhà sản xuất ô tô mang tính đa dạng, chi tiết và thể hiện tính chuyên nghiệp hoá thông qua việc sử dụng nhiều sản phẩm của nhiều nhà cung cấp linh phụ kiện và ngược lại một nhà sản xuất linh phụ kiện có thể cung cấp cho rất nhiều hãng sản xuất ô tô lớn khác nhau. Điều này dẫn đến nhu cầu cần phải xác định được các tập hợp chung giữa đặc điểm địa lý, văn hoá, khí hậu, sự phát triển của nền kinh tế, mẫu mã hay thậm chí yêu cầu của pháp luật tại mỗi quốc gia. Nhu cầu này đòi hỏi các nhà cung cấp phải đảm bảo thực hiện theo đúng cam kết, tiến độ, số lượng, chủng loại, yêu cầu nghiêm ngặt trong yêu cầu phê duyệt sản phẩm (PPAP), hoạch định chất lượng theo yêu cầu khách hàng (APQP), phân tích mối nguy tiềm năng (FMEA), phân tích sai số trong dụng cụ đo ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (MSA). Toàn bộ các yêu cầu hợp nhất này sẽ được giải quyết khi doanh nghiệp áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/TS 16949.
Việc áp dụng ISO/TS 16949 về cơ bản có các đặc điểm tương đồng với ISO 9001. Đặc điểm này mang lại cho ISO/TS 16949 một lợi thế lớn khi cùng lúc có được sự công nhận của toàn hiệp hội cũng như sự phổ cập có tính toàn cầu của một tiêu chuẩn thông dụng. Thuận lợi này giúp cho doanh nghiệp vượt qua rào cản bởi các yêu cầu khắt khe mang tính đặc thù của từng hãng lớn trên thế giới thông qua:
1. Cải tiến chất lượng sản phẩm và quá trình quản lý thông qua hoạt động bằng việc bám sát và cập nhật thường xuyên các yêu cầu của khách hàng, nâng cao sự thoả mãn của khách hàng; hợp lý hoá và tối ưu hoá mặt bằng, dây chuyền sản xuất; đặc thù và phù hợp trong ngành ô tô nhằm ứng phó với các biến đổi của môi trường kinh doanh, đòi hỏi của thị trường;
2. Cung cấp niềm tin đối với các tổ chức áp dụng và được chứng nhận ISO/TS 16949 trên toàn thế giới nhằm giảm bớt các chi phí sản xuất không cần thiết như chi phí vận chuyển, bảo quản hoặc phải làm lại do làm đúng ngay từ đầu thông qua mục tiêu, kế hoạch, chi phí phí chất lượng hay tiến độ giao hàng;
3. Giảm thiểu sự khác biệt về chất lượng;
4. Tăng năng suất lao động;
5. Hình thành ngôn ngữ chung trong sản xuất và kinh doanh, tránh các hiểu lầm hoặc cản trở hoạt động cải tiến
Do được xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001 nên các công ty đã áp dụng ISO 9001 sẽ gặp thuận lợi trong việc áp dụng ISO/TS 16949 bằng cách bổ sung các quy định chi tiết của quy định kỹ thuật này vào hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng. Các công ty sản xuất linh kiện ô tô, xe máy và cung cấp các dịch vụ có liên quan cho các công ty sản xuất ô tô, xe máy có thể tìm kiếm sự chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận độc lập (chứng nhận của bên thứ ba). Các tổ chức này không chỉ tiến hành đánh giá để cấp giấy chứng nhận ban đầu mà còn định kỳ thực hiện hoạt động đánh giá giám sát (trong thời gian 3 năm hiệu lực của giấy chứng nhận) để đảm bảo các công ty vẫn luôn duy trì hệ thống quản lý phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm trợ giúp các tổ chức, thuộc mọi loại hình và quy mô trong việc xây dựng, áp dụng và vận hành các hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. ISO 9000 được duy trì bởi tổ chức Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), là tổ chức đang được hoạt động dựa trên giấy chứng nhận quyền công nhận tiêu chuẩn này.
Ngày 15/09/2015 Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Theo hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF), các tổ chức được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 có 3 năm để chuyển đổi sang tiêu chuẩn mới ISO 9001: 2015. Sau ngày 14/09/2018 tất cả các giấy chứng nhận ISO 9001: 2008 sẽ hết hiệu lực. Kể từ ngày 15/09/2015 các tổ chức có thể xây dựng và đăng ký chứng nhận theo phiên bản mới ISO 9001: 2015. Visma Việt Nam xin gửi bản danh mục tài liệu tiêu chuẩn cho Phiên bản ISO 9001-2015.
Việc thiếu hụt năng lượng và chi phí cho năng lượng ngày càng tăng đang dần trở thành một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong việc giảm giá thành cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Năng lượng (điện, gas, xăng, dầu..) hiện là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức doanh nghiệp sản xuất và mối quan tâm của toàn xã hội.ISO 50001 là hệ thống quản lý năng lượng (Energy Management Systems)
Trong bối cảnh nước ta tham gia nền kinh tế mở, để hàng hoá nước ta xâm nhập thị trường khu vực và quốc tế thì chúng ta phải thay đổi nhận thức, tiếp cận và xây dựng một mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam. Để hàng hoá Việt Nam có được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Xuất phát từ các doanh nghiệp Việt Nam thường là nhỏ, năng lực quản lý yếu, khả năng đầu tư công nghệ còn hạn chế, sự lạc hậu về nhà xưởng, trang thiết bị, hoạt động trong điều kiện thiếu thông tin, hoạt động Marketing còn phiến diện, đặc biệt là mô hình quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã hằng ngày cản trở rất lớn đến sự phát triển