Welcome to Visma Vietnam’s Business Solutions!

Ngày đăng | 10-04-2014

Giới thiệu về ISO 50001: 2011

Tổ chức Visma Việt Nam

Việc thiếu hụt năng lượng và chi phí cho năng lượng ngày càng tăng đang dần trở thành một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong việc giảm giá thành cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Năng lượng (điện, gas, xăng, dầu..) hiện là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức doanh nghiệp sản xuất và mối quan tâm của toàn xã hội.ISO 50001 là hệ thống quản lý năng lượng (Energy Management Systems)

 Trong khi việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo hay năng lượng thay thế sẽ phải mất nhiều thời gian thì việc quản lý năng lượng hiệu quả nhằm giảm tiêu hao năng lượng và giảm chi phí năng lượng đang trở thành một vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức.


Để góp phần vào việc giải quyết các thách thức này, tháng 6 năm 2011, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn ISO 50001:2011, Hệ thống quản lý năng lượng – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

Tiêu chuẩn này đưa ra mô hình về một hệ thống quản lý năng lượng cùng các hướng dẫn sử dụng nhằm giúp tổ chức lập kế hoạch và quản lý sử dụng năng lượng một cách có hệ thống. Nó được thiết kế để tập trung vào việc cải tiến hiệu suất năng lượng, góp phần tăng cường hiệu quả năng lượng, đồng thời giúp sử dụng năng lượng một cách có kiểm soát.

Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 đưa ra các yêu cầu chung cần đáp ứng nhằm áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô lớn, loại hình sản xuất.

Các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 500001

1  Phạm vi áp dụng
2  Tài liệu viện dẫn
3  Thuật ngữ và định nghĩa
4  Các yêu cầu đối với hệ thống quản lý năng lượng
         4.1 Yêu cầu chung
         4.2 Trách nhiệm của lãnh đạo
         4.3 Chính sách năng lượng
         4.4 Hoạch định năng lượng
                4.4.1 Khái quát
                4.4.2 Yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác
                4.4.3 Xem xét năng lượng
                4.4.4 Đường cơ sở năng lượng
                4.4.5 Chỉ số hiệu quả năng lượng
                4.4.6 Mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và kế hoạch hành động quản lý năng lượng

         4.5 Áp dụng và vận hành
                4.5.1 Khái quát
                4.5.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức
                4.5.3 Trao đổi thông tin
                4.5.4 Hệ thống tài liệu
                4.5.5 Kiểm soát vận hành
                4.5.6 Thiết kế
                4.5.7 Mua dịch vụ năng lượng, sản phẩm, thiết bị sử dụng năng lượng và năng lượng

         4.6 Kiểm tra
                4.6.1 Theo dõi, đo lường và phân tích
                4.6.2 Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác
                4.6.3 Đánh giá nội bộ hệ thống năng lượng
                4.6.4 Sự không phù hợp, khắc phục, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa
                4.6.5 Kiểm soát hồ sơ

         4.7 Xem xét của lãnh đạo
                4.7.1 Khái quát
                4.5.2 Đầu vào xem xét của lãnh đạo
                4.5.3 Đầu ra xem xét của lãnh đạo

Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001
- Các chỉ số tiêu thụ về năng lượng được kiểm soát
- Kiểm soát được các chi phí về năng lượng
- Có cơ hội cải tiến nâng cao hiệu quả việc tiêu thụ năng lượng

TIN BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

  • Thông tin về phát hành tiêu chuẩn mới về ISO 9001: 2015

    Ngày 15/09/2015 Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.

  • TƯ VẤN ISO Các hệ thống quản lý theo ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, OHSAS 18001…

    Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm trợ giúp các tổ chức, thuộc mọi loại hình và quy mô trong việc xây dựng, áp dụng và vận hành các hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. ISO 9000 được duy trì bởi tổ chức Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), là tổ chức đang được hoạt động dựa trên giấy chứng nhận quyền công nhận tiêu chuẩn này.

  • Hướng dẫn danh mục tài liệu ISO 9001 - 2015

    Ngày 15/09/2015 Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Theo hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF), các tổ chức được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 có 3 năm để chuyển đổi sang tiêu chuẩn mới ISO 9001: 2015. Sau ngày 14/09/2018 tất cả các giấy chứng nhận ISO 9001: 2008 sẽ hết hiệu lực. Kể từ ngày 15/09/2015 các tổ chức có thể xây dựng và đăng ký chứng nhận theo phiên bản mới ISO 9001: 2015. Visma Việt Nam xin gửi bản danh mục tài liệu tiêu chuẩn cho Phiên bản ISO 9001-2015.

  • ISO 9001:2015 chính thức được ban hành và quá trình chuyển đổi (23/09/2015)

    Ngày 15/09/2015 Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

  • Giới thiệu - Tiêu chuẩn ISO/TS 16949

    ISO/TS 16949: 2009 có tên gọi đầy đủ là Các hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu đối với việc áp dụng ISO 9001:2008 cho các tổ chức sản xuất và cung cấp các dịch vụ liên quan đến linh kiện cho ngành ô tô xe máy. Quy định kỹ thuật này do Nhóm công tác đặc biệt về ô tô Thế giới (IATF - International Automotive Task Force) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) ban hành với sự hỗ trợ của Ban kỹ thuật TC 176 (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng) của tổ chức ISO. Quy định kỹ thuật này áp dụng cho các hoạt động thiết kế và phát triển, sản xuất và, nếu có, lắp đặt và cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm liên quan trong ngành công nghiệp ô tô xe máy.

  • Các giải pháp cơ bản để xây dựng mô hình quản lý chất lượng phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam

    Trong bối cảnh nước ta tham gia nền kinh tế mở, để hàng hoá nước ta xâm nhập thị trường khu vực và quốc tế thì chúng ta phải thay đổi nhận thức, tiếp cận và xây dựng một mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam. Để hàng hoá Việt Nam có được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Xuất phát từ các doanh nghiệp Việt Nam thường là nhỏ, năng lực quản lý yếu, khả năng đầu tư công nghệ còn hạn chế, sự lạc hậu về nhà xưởng, trang thiết bị, hoạt động trong điều kiện thiếu thông tin, hoạt động Marketing còn phiến diện, đặc biệt là mô hình quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã hằng ngày cản trở rất lớn đến sự phát triển

 1   2