Welcome to Visma Vietnam’s Business Solutions!

Ngày đăng | 12-04-2016

Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng

Tổ chức Visma Việt Nam

Chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam (VID 2009) với chủ đề “Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng” do Thanh tra Chính phủ phối hợp Ngân hàng Thế giới tổ chức thu hút hàng trăm đề án của các tổ chức trong và ngoài nhà nước tham gia. Sau thành công đó, chuỗi Chương trình Sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam (VACI) ra đời với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh và một số nhà tài trợ khác với mục tiêu huy động sự tham gia tích cực của người dân nhằm hiện thực hóa các giải pháp phòng, chống tham nhũng từ cấp cơ sở.

 Để tăng cường hơn nữa sự tham gia của cộng đồng vào công tác phòng chống tham nhũng và đảm bảo tính bền vững của những kết quả đã đạt được, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và vai trò của các chủ thể ngoài khu vực nhà nước nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ Việt Nam” do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc tài trợ, Thanh tra Chính phủ thực hiện Chương trình Nhân rộng Sáng kiến Phòng, chống tham nhũng Việt Nam tập trung vào 4 nhóm chủ đề sau đây: Giám sát cộng đồng; Giáo dục về Phòng chống tham nhũng cho thanh niên; Truyền thông, nâng cao nhận thức về phòng chống tham nhũng trong cộng đồng; và Nâng cao chất lương cung cấp dịch vụ công.

Năm 2009, Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi tham gia Cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam với sáng kiến “Thí điểm mô hình cộng đồng tham giá quá trình lập kế hoạch xây dựng công trình phúc lợi tại địa phương, Tràng Xá, Võ Nhai, Thái Nguyên”. Đề án của Viện được thực hiện thành công và tiếp tục được tài trợ nhân rộng năm 2011, 2013 tại huyện Quang Bình, Hà Giang. Năm 2015,sáng kiến của Viện tiếp tục được Chương trình Nhân rộng Sáng kiến Phòng, chống tham nhũng Việt Nam lựa chọn là một trong các mô hình để các cơ quan tổ chức khác áp dụng, nhân rộng.

Trong khuôn khổ Chương trình Nhân rộng Sáng kiến Phòng, chống tham nhũng Việt Nam, Thanh tra Chính phủ dự kiến chọn 10 đề án khả thi nhất để hỗ trợ triển khai thực hiện trong thời gian tối đa không quá 01 năm, với kinh phí hỗ trợ tối đa cho mỗi đề án là 7.000 USD. Hạn nộp hồ sơ đề xuất là ngày 20 tháng 11 năm 2015, dự kiến tháng 12/2015 Thanh tra Chính phủ sẽ tổ chức chấm và xét chọn đề án. Thông tin chi tiết về chương trình được đăng tải đầy đủ trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ.

Nguồn: CISDOMA

TIN BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

  • Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và khó khăn tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

    ngày 17 tháng 3 năm 2016 – Hôm nay Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) và tổ chức Aide et Action Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tổ chức lễ Khởi động dự án ‘Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và khó khăn tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.’

  • Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói

    TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY Trong tất cả các Mục tiêu Thiên niên kỷ, Việt Nam đạt được tiến bộ ấn tượng nhất ở Mục tiêu Thiên niên kỷ 1 về giảm nghèo. Việt Nam đã giảm được 75% tỷ lệ nghèo, từ 58,1% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 2008. Tỷ lệ thiếu đói giảm hơn 2/3, từ 24,9% năm 1993 xuống còn 6,9% năm 2008. Tỷ lệ nghèo đã giảm đi ở tất cả các nhóm nhân khẩu, các khu vực thành thị cũng như nông thôn và trên khắp các vùng miền địa lý. Kết quả đạt được trong việc hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng rất lớn, giảm từ 41% xuống còn 11,7% năm 2011.

  • Đảm bảo bền vững về môi trường

    TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY Việt Nam đã và đang đạt được những tiến bộ đáng khích lệ về bền vững môi trường nhưng đến năm 2015 có nhiều khả năng sẽ không đạt được MDG 7. Biến đổi khí hậu đang khiến cho việc đạt được các mục tiêu quan trọng của MDG ngày càng khó hơn. Các thành tựu đã đạt được cho đến nay bao gồm đưa các nguyên tắc phát triển bền vững vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (giai đoạn từ 2011 đến 2020) và vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (giai đoạn từ 2006 đến 2010 và từ 2011 đến 2015). Diện tích rừng bao phủ tăng từ 28,8% năm 1990 lên 39,5% tổng diện tích đất năm 2010. Hơn 96% tổng số hộ gia đình đã được sử dụng năng lượng hiện đại và được sử dụng điện lưới.

 1   2