Welcome to Visma Vietnam’s Business Solutions!

Ngày đăng | 12-04-2016

Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói

Tổ chức Visma Việt Nam

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY Trong tất cả các Mục tiêu Thiên niên kỷ, Việt Nam đạt được tiến bộ ấn tượng nhất ở Mục tiêu Thiên niên kỷ 1 về giảm nghèo. Việt Nam đã giảm được 75% tỷ lệ nghèo, từ 58,1% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 2008. Tỷ lệ thiếu đói giảm hơn 2/3, từ 24,9% năm 1993 xuống còn 6,9% năm 2008. Tỷ lệ nghèo đã giảm đi ở tất cả các nhóm nhân khẩu, các khu vực thành thị cũng như nông thôn và trên khắp các vùng miền địa lý. Kết quả đạt được trong việc hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng rất lớn, giảm từ 41% xuống còn 11,7% năm 2011.

 GIỮ VỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC

Mặc dù tỷ lệ nghèo chung đã giảm một cách ngoạn mục, song tốc độ giảm nghèo chưa đồng đều giữa các vùng miền cũng như các nhóm dân số. Tỷ lệ nghèo vẫn còn cao và vẫn còn tình trạng nghèo dai dẳng, nhất là ở các dân tộc thiểu số và các nhóm người dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, phụ nữ và dân di cư tự do cũng như ở các khu vực chịu thiệt thòi. Một dạng nghèo mới đang bắt đầu xuất hiện là nghèo thành thị. Nguy cơ tái nghèo là cao, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, do tình trạng bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, cũng như do nhiều thiên tai nghiêm trọng xảy ra hoặc do nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Để vượt qua các thách thức giảm nghèo trong những năm tới, cần có các phương pháp tiếp cận đa ngành và chuyên biệt, xem xét nghèo là một hiện tượng đa chiều, chứ không đơn thuần chỉ là nghèo về tiền.

Nghèo ở các dân tộc thiểu số

Tính đến năm 2008, 50% các dân tộc thiếu số vẫn sống dưới chuẩn nghèo chung và có tới 31% vẫn thiếu đói. Các nhóm dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% tổng số người nghèo ở Việt Nam và tốc độ giảm nghèo của họ chậm hơn rất nhiều so với đa số người Kinh. Nghèo dai dẳng là hiện tượng phổ biến ở người dân tộc thiểu số nghèo. Tỷ lệ nghèo cao nhất là ở Tây Bắc (45,7%) và Tây Nguyên (24,1%) nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, và một số nhóm dân tộc thiểu số như Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, Cờ-ho, H’mông và Mường. Tốc độ giảm nghèo của các dân tộc thiểu số về các khía cạnh khác ngoài thu nhập như giáo dục, y tế, nước, vệ sinh môi trường và nhà ở cũng chậm hơn so với tốc độ trung bình trên toàn quốc.    

Nghèo ở trẻ em
Gần đây, Việt Nam đã xây dựng phương thức tính toán đa chiều của riêng mình để đo lường nghèo ở trẻ em. Phương pháp này dựa vào một số yếu tố về nghèo bao gồm giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, vui chơi giải trí, hòa nhập xã hội và bảo vệ trẻ em.
Áp dụng phương thức mới này cho các số liệu từ Điều tra Hộ gia đình năm 2008 cho thấy khoảng 1/3 trẻ em dưới 16 tuổi là trẻ em nghèo. Con số này bao gồm khoảng 7 triệu trẻ em hoặc tỷ lệ nghèo ở trẻ em là 28,9%. Theo cách tính đa chiều này thì tỉ lệ nghèo ở trẻ em cao nhất là trẻ em sống ở nông thôn, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em sống ở vùng Tây Bắc và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại, vùng Tây Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ nghèo trẻ em cao nhất là 64,6% và 52,8%.

Nghèo ở thành thị
Tỷ lệ nghèo ở các khu vực thành thị giảm từ 25,1% năm 1993 xuống còn 3,3% năm 2008 cho thấy nghèo về thu nhập không còn là hiện tượng phổ biến ở các khu vực thành thị. Tuy nhiên, đô thị hóa nhanh và làn sóng di cư từ nông thôn ra các thành phố lớn trong những năm qua làm nảy sinh những vấn đề mới, bao gồm nhà ở không đảm bảo, nước sạch và vệ sinh môi trường, ô nhiễm và hạn chế trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như an sinh xã hội, nhất là đối với công nhân nghèo là người di cư và công nhân làm việc tự do. Do đó, tỷ lệ các nhóm dân thành thị có nguy cơ nghèo khổ về nhiều phương diện của cuộc sống con người ngoài vấn đề nghèo về thu nhập ngày càng tăng. Với nhiều bản chất khác nhau, cần phải có  các chiến lược khác nhau để giải quyết nghèo thành thị.

UNDP VIỆT NAM 

 

TIN BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

  • Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và khó khăn tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

    ngày 17 tháng 3 năm 2016 – Hôm nay Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) và tổ chức Aide et Action Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tổ chức lễ Khởi động dự án ‘Nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và khó khăn tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.’

  • Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng

    Chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam (VID 2009) với chủ đề “Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng” do Thanh tra Chính phủ phối hợp Ngân hàng Thế giới tổ chức thu hút hàng trăm đề án của các tổ chức trong và ngoài nhà nước tham gia. Sau thành công đó, chuỗi Chương trình Sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam (VACI) ra đời với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh và một số nhà tài trợ khác với mục tiêu huy động sự tham gia tích cực của người dân nhằm hiện thực hóa các giải pháp phòng, chống tham nhũng từ cấp cơ sở.

  • Đảm bảo bền vững về môi trường

    TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY Việt Nam đã và đang đạt được những tiến bộ đáng khích lệ về bền vững môi trường nhưng đến năm 2015 có nhiều khả năng sẽ không đạt được MDG 7. Biến đổi khí hậu đang khiến cho việc đạt được các mục tiêu quan trọng của MDG ngày càng khó hơn. Các thành tựu đã đạt được cho đến nay bao gồm đưa các nguyên tắc phát triển bền vững vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (giai đoạn từ 2011 đến 2020) và vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (giai đoạn từ 2006 đến 2010 và từ 2011 đến 2015). Diện tích rừng bao phủ tăng từ 28,8% năm 1990 lên 39,5% tổng diện tích đất năm 2010. Hơn 96% tổng số hộ gia đình đã được sử dụng năng lượng hiện đại và được sử dụng điện lưới.

 1   2