Được phối hợp tổ chức giữa Bộ Ngoại giao (MOFA) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP), buổi tham vấn đã trình bày và thảo luận một bản dự thảo Kế hoạch hành động nhằm giải quyết các khuyến nghị tại kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam (UPR) tại Geneva vào tháng 2 năm 2014.
Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) là một quá trình đánh giá đặc biệt liên quan đến việc rà soát định kỳ về hồ sơ các quyền con người của tất cả 193 các nước thành viên Liên Hợp Quốc. Đây là một cơ hội cho tất cả các nước tuyên bố những hành động mà mình đã thực hiện được để cải thiện tình hình quyền con người ở các Quốc gia cũng như những kế hoạch hành động nhằm vượt qua các thách thức để được thụ hưởng những quyền con người. Kiểm điểm định kỳ UPR cũng bao gồm cả việc chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất về các quyền con người trên toàn cầu.
Tham dự buổi tham vấn, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Tiến sĩ Pratibha Mehta đã chúc mừng Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp tục cam kết tham gia các cơ chế liên quan đến quyền con người của Liên Hợp Quốc.
Bà Mehta cho biết "Chúng tôi rất vui mừng khi được chứng kiến sự đa dạng của các đại biểu tham dự buổi tham vấn ngày hôm nay, bao gồm đại diện các cơ quan Chính phủ, các đối tác phát triển, đồng nghiệp của Liên Hợp Quốc, cơ quan truyền thông báo chí và các tổ chức xã hội dân sự. Các đại biểu sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam".
Chu kỳ UPR lần thứ hai đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hội nhập của Việt Nam đối với các văn kiện quốc tế về quyền con người. Tại kỳ UPR vào năm 2014, Việt Nam đã nhận được tổng cộng 227 khuyến nghị, trong đó có 182 khuyến nghị đã được Chính phủ Việt Nam chấp thuận. Các khuyến nghị này bao gồm sự tham gia hội nhập mạnh mẽ vào các thể chế quốc tế về quyền con người; bảo vệ và bảo đảm quyền tự do thông tin, ngôn luận, và hiệp hội; giảm số lượng tội phạm chịu án tử hình; cải thiện hệ thống pháp luật và tư pháp; đồng thời tiếp tục tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương, nâng cao bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo và tiếp cận với các dịch vụ cơ bản. Trong suốt chu kỳ đó, cộng đồng quốc tế đã ghi nhận Việt Nam đã có các bước tiến tích cực, bao gồm cả việc công nhận tư cách pháp lý của các tổ chức phi chính phủ và các nhóm xã hội dân sự; và đồng thời mở rộng không gian hoạt động cho truyền thông phi nhà nước.
Những kinh nghiệm thực hành tốt nhất cho thấy rằng tính minh bạch và sự tham gia rộng rãi là những yếu tố quan trọng của quá trình kiểm điểm rà soát. Một cơ chế phối hợp hiệu quả cũng giữ vai trò là một nguyên tắc quan trọng. Một Kế hoạch hành động có thể được hưởng lợi từ một kế hoạch có thời gian ràng buộc với những quy định rõ ràng về trách nhiệm giữa các cơ quan phối hợp. Ngoài ra, việc thông báo cho xã hội nói chung, thu thập dữ liệu một cách có hệ thống và giám sát quá trình thực hiện cũng thể hiện sự cam kết của Chính phủ.
Tại buổi tham vấn, Liên Hợp Quốc đã hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác trong nước và quốc tế trong việc thực hiện các khuyến nghị tại kỳ UPR, những hiệp ước và công ước quốc tế về các quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Tiến sỹ Mehta nhấn mạnh rằng "Tôn trọng các quyền con người là nguyên tắc hướng dẫn của Liên Hợp Quốc. Bản Tuyên ngôn Quốc Tế về các qui là khái niệm toàn cầu đầu tiên về quyền mà tất cả mọi người được hưởng. Trên tinh thần đó, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam mong muốn tiếp tục sẽ cung cấp và hỗ trợ đầy đủ cho quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện và giám sát UPR một cách toàn diện và có định hướng hành động”.yền con người.
Nguồn: UNDP Việt Nam