Welcome to Visma Vietnam’s Business Solutions!

Ngày đăng | 18-10-2016

10 điều sếp giỏi nên làm cho nhân viên

Visma Việt Nam

Sếp giỏi có kỹ năng tổ chức tốt. Sếp giỏi có kỹ năng ra quyết định nhanh chóng. Sếp giỏi có nhiều việc quan trọng khác để quan tâm như hoạt động của công ty, nhu cầu khách hàng, mối quan hệ với nhà cung cấp và nhà phân phối, nhưng quan trọng nhất vẫn là mối quan hệ với nhân viên. Một tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu luôn gặp phải các vấn đề nội bộ.

 Một lãnh đạo giỏi sẽ đem đến cho nhân viên:

1. Sự tự chủ
Một tổ chức tốt được xây dựng dựa trên việc tối ưu hóa các quy trình. Tuy nhiên, không phải bất kỳ khâu lớn nhỏ nào cũng cần quản lý vi mô. Cam kết và sự hài lòng của nhân viên dựa trên quy trình tự động hóa và sự tự chủ. Họ sẽ quan tâm hơn nếu công việc là của chính họ, là trách nhiệm mà họ phải gánh vác, là mục tiêu mà họ cần đạt đến, cho chính bản thân mình.

Thêm vào đó, tự do sẽ tiếp sức cho sáng tạo. Cho dù là những vị trí nhàm chán và tự động hóa nhiều nhất, vẫn có chỗ cho sự sáng tạo theo cách mà ở vị trí lãnh đạo bạn không thể nhìn thấy. Tuy nhiên, nhân viên của bạn hoàn toàn có khả năng làm được tốt nhất công việc khi họ được trao quyền, được tự chủ và tự quyết những vấn đề trong tầm tay.

2. Kỳ vọng rõ ràng
Bên cạnh sự tự chủ, quyền tự quyết, mỗi công việc cũng cần có một mục tiêu nhất định và cụ thể. Chỉ trích một nhân viên làm sai trong khi vừa tổ chức huấn luyện ngày hôm qua chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ. Rất có thể là bạn chưa đưa ra tiến độ, mục tiêu phù hợp cho công việc, cho bộ phận nói chung và cho nhân viên nói riêng. 

Khi đưa ra một bộ tiêu chuẩn và mục tiêu, sếp giỏi sẽ trao đổi với nhân viên về những thay đổi này thật cụ thể. Khi có trục trặc xảy ra, công việc không hoàn thành tốt, sếp sẽ dành thời gian để lắng nghe những phản hồi từ nhân viên, sau đó, tạo điều kiện phù hợp để nhân viên tiếp tục hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, sếp cũng cần tiếp tục đặt ra cho nhân viên những kỳ vọng mới.

3. Mục tiêu có ý nghĩa

Hầu hết mọi người đều có “máu” cạnh tranh rất cao, đặc biệt là các nhân viên tài năng. Họ không chỉ muốn cạnh tranh với đồng nghiệp mà còn với chính bản thân mình. Mục tiêu có ý nghĩa tạo ra một động lực mạnh mẽ cho từng nhân viên. Nếu không có mục tiêu, công việc trở nên nhàm chán.

Mọi người đều muốn cảm thấy là một phần của điều gì đó lớn lao hơn. Ý thức làm việc nhóm và tinh thần đồng đội có thể biến các cá nhân thành một gia đình thực sự.

Hãy để nhân viên biết những mục tiêu bạn muốn doanh nghiệp đạt được, muốn đem đến cho khách hàng, và thậm chí là cho cả cộng đồng. Và nếu có thể, hãy để họ tự tạo ra một vài nhiệm vụ cho riêng mình. Để nhân viên hiểu mục đích thực sự, lãnh đạo cần tập cho nhân viên thói quen biết phải quan tâm và hiểu tại sao phải quan tâm.

5. Cơ hội để sáng tạo
Những nhân viên thích đưa ra ý tưởng mới là những nhân viên yêu thích công việc và gắn bó với công ty. Do đó, dù ý tưởng có vẻ không khả thi, bạn cũng không nên bác bỏ thẳng thừng. Khi một ý tưởng không khả thi, họ luôn luôn dành thời gian để giải thích tại sao. Hãy khéo léo động viên họ theo đuổi các ý tưởng hoàn thiện nó.

Sếp giỏi luôn tao điều kiện để nhân viên trình bày ý tưởng. Sếp giỏi cũng thường xuyên đặt ra các câu hỏi thông minh, thúc đẩy cấp dưới đi tìm câu trả lời cho vấn đề. 

6. Cơ hội kết nối
Ai đi làm cũng vì miếng cơm manh áo, nhưng không chỉ có như vậy. Mọi người muốn làm việc để thăng tiến, để xây dựng uy tín, để được yêu mến nể trọng và ngưỡng mộ, cũng như được học hỏi, truyền cảm hứng từ những người họ tôn trọng và ngưỡng mộ.

Vì thế, những lời tử tế chân thành, những cuộc trao đổi ngắn về chuyện gia đình, chuyện cá nhân nếu nhân viên cần chia sẻ, sẽ là khoảnh khắc giúp mọi người thân thiết và gắn kết với nhau nhiều hơn. 

7. Lòng tin bền vững

Hầu hết mọi người sẽ không để ý các tính xấu của sếp như chi li,hay đòi hỏi và hay cằn nhằn như thế nào, nếu sếp luôn đối xử với nhân viên tử tế. 
Sếp giỏi đối xử với mỗi nhân viên khác biệt nhưng công bằng. Sếp giỏi biết cách giao tiếp phù hợp và công bằng. Khi nhân viên hiểu rõ tại sao sếp lại quyết định như vậy, họ sẽ ủng hộ và cảm thấy được tôn trọng hơn.

8. Sự riêng tư khi chỉ trích

Không có nhân viên nào là hoàn hảo. Mỗi nhân viên đều cần phản hồi có tính xây dựng và họ xứng đáng được nhận phản hồi một cách tế nhị từ sếp. Thái độ điềm tĩnh, ngôn từ lịch thiệp là hai công cụ giúp lãnh đạo vượt qua tình huống khó chịu này. 

9. Lời khen ngợi công khai
Mỗi nhân viên, dù là người tệ nhất vẫn có mặt tốt. Và họ xứng đáng được khen ngợi và công nhận. Nhân viên giỏi không khó được nhận lời khen, vì họ luôn làm những điều tuyệt vời. Nhưng với nhân viên bình thường hoặc kém thì bạn phải dành nhiều thời gian hơn để đánh giá công việc của họ. Để cải thiện năng suất của những nhân viên này, đôi khi chỉ cần một vài lời khen hợp lý, đúng người, đúng việc, công khai trước những nhân viên khác.

10. Tương lai đầy ý nghĩa
Bất kỳ công việc nào cũng nên dẫn đến những điều có ý nghĩa và lớn lao. Sếp giỏi dành thì giờ để đào tạo nhân viên, giúp họ tiến bộ hơn, giỏi giang hơn và đủ khả năng làm những công việc có yêu cầu cao hơn, dù là ở một công ty khác.

Hãy hỏi nhân viên về kỳ vọng của họ. Họ muốn trở thành ai trong tương lai? Bạn muốn nhân viên quan tâm đến công việc và công ty, thì hãy cho họ thấy bạn quan tâm đến họ ra sao. Một trong những cách tốt nhất là đặt niềm tin và hy vọng vào tương lai xán lạn của nhân viên.

PHÚC AN tổng hợp

TIN BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

  • Pháp lý cho từng giai đoạn trong vòng đời khởi nghiệp

    Những người khởi nghiệp (startup) đang rất quan tâm đến pháp lý cho dự án của mình. Nhưng họ chưa định hình được "pháp lý” chính thức xuất hiện khi nào và vấn đề nào thực sự gắn với dự án khởi nghiệp.

  • Bẩy bước thiết lập giải pháp Kiểm soát nội bộ trong Quy trình kế toán

    Kiểm soát nội bộ trong Quy trình kế toán là một trong những giải pháp kiểm soát chức năng của quy trình thông qua các quy trình cụ thể của hoạt động tài chính kế toán đồng thời xác định rõ mục tiêu của quy trình, cơ chế kiểm soát, những rủi ro thường gặp và cơ chế kiểm soát tương ứng. Vì vậy, để xây dựng giải pháp kiểm soát nội bộ hiệu quả trong quy trình kế toán, chúng ta cần đánh giá, phân tích và quy chế hóa những giải pháp quản lý thông qua những yêu cầu sau:

  • Ý nghĩa của sự cam kết nơi nhân viên

    Trong quyển sách mới xuất bản tháng 7/2014 với tựa đề: Employee Engagement 2.0: How to Motivate Your Team for High Performance (Dấn thân của nhân viên 2.0: Cách động viên người của bạn để có hiệu quả cao”), Kevin Kruse, một cây bút khá thường xuyên trên Forbes, và New York Times đã tóm tắt như sau:

  • Xây dựng thương hiệu: Cần uy tín và sự khác biệt

    Xây dựng thương hiệu là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp (DN), đánh giá mức độ thành côngvà vị trí của DN trên thương trường.

 1   2