Welcome to Visma Vietnam’s Business Solutions!

Ngày đăng | 18-10-2016

Bẩy bước thiết lập giải pháp Kiểm soát nội bộ trong Quy trình kế toán

Công ty Cổ phần Visma Việt Nam

Kiểm soát nội bộ trong Quy trình kế toán là một trong những giải pháp kiểm soát chức năng của quy trình thông qua các quy trình cụ thể của hoạt động tài chính kế toán đồng thời xác định rõ mục tiêu của quy trình, cơ chế kiểm soát, những rủi ro thường gặp và cơ chế kiểm soát tương ứng. Vì vậy, để xây dựng giải pháp kiểm soát nội bộ hiệu quả trong quy trình kế toán, chúng ta cần đánh giá, phân tích và quy chế hóa những giải pháp quản lý thông qua những yêu cầu sau:

Thứ nhất, phân biệt tài chính & kế toán;

- Tài chính? Tài chính doanh nghiệp? Quản trị tài chính doanh nghiệp => Tiền & vốn

- Kế toán là gì? Kế toán doanh nghiệp? => thông tin

- Phân biệt tài chính & kế toán; Giám đốc tài chính & kế toán trưởng

Thứ hai, xác lập các chức năng cơ bản;

- Thu thập thông tin (thu thập chứng từ). Từ các bộ phận trong công ty & từ bên ngoài.

- Xử lý thông tin (sử dụng sổ sách) Tại bộ phận kế toán

- Cung cấp thông tin (trình nộp báo cáo) cho các đối tượng có nhu cầu: (Chủ sở hữu & chủ nợ; Lãnh đạo công ty; Nhà nước; Khác…)

Thứ ba, Thiết lập các quy trình cụ thể, tương ứng gồm:

- Quy trình kế toán thuế => Phục vụ báo cáo co nhà nước

- Quy trình kế toán tài chính => Phục vụ báo cáo cho chủ (chủ sở hữu & chủ nợ)

- Quy trình kế toán quản trị => Phục vụ báo cáo cho lãnh đạo công ty

Thứ tư, tổ chức thực hịên từng quy trình

Mỗi quy trình lại được phân chia cụ thể như sau :

- Kế toán phần hành (kế toán viên)

- Kế toán tổng hợp (Kế toán tổng hợp)

- Kế toán kiểm tra (Kế toán trưởng)

- Phê duyệt báo cáo (Lãnh đạo doanh nghiệp)

Phần hành kế toán

- Kế toán tiền mặt

- Kế toán kho vật tư

- Kế toán kho thành phẩm

- Kế toán công nợ phải thu

- Kế toán công nợ phải trả

- Kế toán tài sản cố định

- Kế toán công cụ dụng cụ

- Kế toán tiền lương …

Mục tiêu của quy trình

- Mục tiêu theo cách hiểu thông thường

- Mục tiêu theo mô hình CEAVOP

- Báo cáo đúng: Chính xác về mặt số học & nội dung; Đúng luật; Đúng quy chế công ty

- Báo cáo đủ

- Báo cáo kịp thời

- Báo cáo ngắn gọn

- Báo cáo rõ ràng

- Báo cáo dể hiểu

Báo cáo cái gì?

- Báo cáo thuế : Thuế GTGT (khai báo tháng & quyết toán năm; Thuế TNDN (dự toán & quyết toán năm); Thuế khác..;

- Báo cáo tài chính : Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh (3 phần); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính.

- Báo cáo quản trị: Thiên hình vạn trạng theo yêu cầu của Lãnh đạo

Thứ năm, thiết lập mục tiêu theo quy trình

- Completeness (đầy đủ)

- Existeness (Tồn tại & phát sinh)

- Accuracy (Chính xác)

- Valuation (Định giá đúng)

- Ownership & Obigation (Quyền & nghĩa vụ)

- Presentation (Trình bày & khai báo)

Thứ sáu, đánh giá rủi ro của quy trình trong hoạt động báo cáo

- Không thể ra báo cáo

- Không đúng

- Không đủ

- Không kịp thời

- Dài dòng

- Không rỏ ràng

- Khó hiểu hay dễ hiểu sai

- Đối với từng nhóm và từng loại báo cáo

Thứ bẩy, thiết lập cơ chế kểm soát tương ứng với những rủi ro

- Phê duyệt

- Sử dụng mục tiêu

- Bất kiêm nhiệm

- Bảo vệ tài sản

- Đối chiếu

- Báo cáo bất thường

- Kiểm tra & theo dõi

- Định dạng trước

a/ Kiểm soát vi phạm tính đầu đủ, tồn tại, chính xác

- Dữ liệu kế toán phải cập nhật

- Tuân thủ các quy trình kế toán như : đối chiếu giữa các phần hành, đối chiếu kế toán với các bộ phận khác

- Nhân viên kế toán có nghiệp vụ

- Kiểm quỹ, kiểm kê tồn kho, tài sản

- Kế toán trưởng được cập nhật tất cả các sự kiện/hoạt động diễn ra trong doanh nghịep

b/ Kiểm soát vi phạm tính đánh giá, sở hữu và trình bày công bố

- Đánh giá tính hợp lý số dư tài sản

- Trình độ nghiệp vụ của kế toán trưởng

c/ Báo cáo tài chính chứa đựng gian lận, sai sót

- Kiểm toán nội bộ

- Kiểm toán độc lập

- Cam kết của ban giám đốc trước chủ sở hữu

d/ Kiểm soát vi phạm pháp luật về thuế

- Thường xuyên cập nhật thuế

- Tư vấn thuế

- Nhân viên có trình độ và kinh nghiệm

e/ Kiểm soát tính không tuân thủ đúng quy định thuế dẫn đến chi phí cao

- Có quy trình tuân thủ các quy trình thuế – nên định dạng chuẩn

- Kế toán thuế

 

Chúc thành công!

 DOÃN HUY - CEO VISMA GROUP

 

TIN BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

  • Pháp lý cho từng giai đoạn trong vòng đời khởi nghiệp

    Những người khởi nghiệp (startup) đang rất quan tâm đến pháp lý cho dự án của mình. Nhưng họ chưa định hình được "pháp lý” chính thức xuất hiện khi nào và vấn đề nào thực sự gắn với dự án khởi nghiệp.

  • 10 điều sếp giỏi nên làm cho nhân viên

    Sếp giỏi có kỹ năng tổ chức tốt. Sếp giỏi có kỹ năng ra quyết định nhanh chóng. Sếp giỏi có nhiều việc quan trọng khác để quan tâm như hoạt động của công ty, nhu cầu khách hàng, mối quan hệ với nhà cung cấp và nhà phân phối, nhưng quan trọng nhất vẫn là mối quan hệ với nhân viên. Một tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu luôn gặp phải các vấn đề nội bộ.

  • Ý nghĩa của sự cam kết nơi nhân viên

    Trong quyển sách mới xuất bản tháng 7/2014 với tựa đề: Employee Engagement 2.0: How to Motivate Your Team for High Performance (Dấn thân của nhân viên 2.0: Cách động viên người của bạn để có hiệu quả cao”), Kevin Kruse, một cây bút khá thường xuyên trên Forbes, và New York Times đã tóm tắt như sau:

  • Xây dựng thương hiệu: Cần uy tín và sự khác biệt

    Xây dựng thương hiệu là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp (DN), đánh giá mức độ thành côngvà vị trí của DN trên thương trường.

 1   2