Welcome to Visma Vietnam’s Business Solutions!

Ngày đăng | 18-10-2016

Ý nghĩa của sự cam kết nơi nhân viên

Visma Việt Nam

Trong quyển sách mới xuất bản tháng 7/2014 với tựa đề: Employee Engagement 2.0: How to Motivate Your Team for High Performance (Dấn thân của nhân viên 2.0: Cách động viên người của bạn để có hiệu quả cao”), Kevin Kruse, một cây bút khá thường xuyên trên Forbes, và New York Times đã tóm tắt như sau:

 Cam kết không có nghĩa là hạnh phúc.

Một người có thể hạnh phúc trong công việc, nhưng điều đó chưa hẳn chứng tỏ họ làm việc có năng suất cao.

Cam kết không có nghĩa là hài lòng. 
"Sau khi khảo sát về “sự hài lòng của nhân viên”, kết quả khảo sát cho thấy doanh nghiệp được nhân viên phản hồi ở quanh mức “hài lòng”, đó là một khởi đầu tốt nhưng chưa đủ. Thực tế cho thấy, sự hài lòng sẽ thay đổi nhanh chóng, và doanh nghiệp đối thủ vẫn sẽ lấy được những nhân viên từng bày tỏ “hài lòng” ở công ty mà họ đã làm việc.
Kevin Kruse nhắc lại một định nghĩa về sự cam kết mà ông muốn đề cập: “Đó là cam kết mang tính cảm xúc của một nhân viên dành cho một tổ chức và các mục tiêu của tổ chức ấy”.
Theo đó, nhân viên luôn quan tâm đến công việc của chính họ. Họ không làm việc theo kiểu là việc phải làm, hoặc chỉ vì đồng lương, hoặc để được thăng tiến. Khi nhân viên quan tâm cũng là khi họ quyết định cam kết gắn bó, họ sẽ nỗ lực hết mình, vượt xa mức bình thường.

Thường thấy là:
- Người bán hàng gắn bó với công việc cũng sẽ bán hàng hăng say vào chiều thứ Sáu giống như là vào sáng thứ Hai vậy.
- Một nhân viên phục vụ khách hàng khi đã gắn bó với công việc thì dù thời khắc phục vụ là lúc 5 giờ chiều thì cũng vẫn nhiệt tình như lúc 10 giờ sáng vậy.
- Ở xưởng sản xuất thì công nhân khi cam kết gắn bó với công việc sẽ làm giảm thiểu tai nạn và tăng năng suất.

Quy tắc 10:6:2

Quy tắc này Kruse khái quát nhận định là cứ mỗi 10% tăng thêm trong cam kết cải tiến sẽ làm tăng lên nỗ lực của nhân viên 6%, và mỗi gia tăng 6% nỗ lực ấy sẽ làm tăng thêm 2% hiệu quả. 
Đó là số liệu mà Kevin Kruse tham khảo từ nghiên cứu của CEB, một công ty tư vấn tại Virginia (Hoa Kỳ).
Ngoài nỗ lực hết mình thì nhân viên dấn thân sẽ ở lại với doanh nghiệp lâu hơn, ít bị quyến rũ bởi tiếng gọi từ các đợt săn đầu người bên ngoài.

Quy tắc 10:9

Cũng tham khảo từ nguồn CEB quy tắc này, Kruse khái quát nhận định cứ mỗi 10% tăng thêm trong cam kết cải tiến sẽ làm giảm đi xác suất mà nhân viên đó rời bỏ doanh nghiệp đi nơi khác là 9%. Đó cũng là điểm phân biệt giữa một nhân viên dấn thân với nhân viên chỉ đơn thuần cho là cảm thấy hạnh phúc hoặc hài lòng ở nơi làm việc.

Gắn bó dẫn đến phát triển và lợi nhuận

Theo Kruse thì tin tốt là cam kết gắn bó của nhân viên dẫn đến những kết quả kinh doanh đáng mong đợi. Ông nêu ra vài con số minh họa:
- Ở Kenexa, công ty chuyên về nhân lực thuộc IBM đã có nghiên cứu từ năm 2009 cho thấy ở các công ty có nhân viên gắn bó mang lại lợi nhuận cao gấp năm lần cho cổ đông so với công ty cùng quy mô và nhân viên ít dấn thân hơn.
- Còn theo viện Gallup thì sự gắn bó của nhân viên gia tăng có thể đem lại cho một công ty sự gia tăng doanh thu lên nhiều so với trước.

Kevin Kruse đã nêu ra cụ thể những bước đi, tác động và kết quả từ sự gắn bó, chứ không phải chỉ là suy đoán chung chung. Ông kết luận, dù công ty sở hữu một chiến lược tuyệt vơi nhất mà không có ai quan tâm đến thì rốt cuộc cũng không đi đến đâu cả. 
Còn ngược lại, ông kể là mình đã từng có chiến lược sai, nhưng những người cùng làm việc với ông, rất gắn bó với công ty, đã cứu ông khỏi những sai lầm đó.

TRƯƠNG CHÍ DŨNG/Giám đốc R&D, Công ty L&A

TIN BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

  • Pháp lý cho từng giai đoạn trong vòng đời khởi nghiệp

    Những người khởi nghiệp (startup) đang rất quan tâm đến pháp lý cho dự án của mình. Nhưng họ chưa định hình được "pháp lý” chính thức xuất hiện khi nào và vấn đề nào thực sự gắn với dự án khởi nghiệp.

  • Bẩy bước thiết lập giải pháp Kiểm soát nội bộ trong Quy trình kế toán

    Kiểm soát nội bộ trong Quy trình kế toán là một trong những giải pháp kiểm soát chức năng của quy trình thông qua các quy trình cụ thể của hoạt động tài chính kế toán đồng thời xác định rõ mục tiêu của quy trình, cơ chế kiểm soát, những rủi ro thường gặp và cơ chế kiểm soát tương ứng. Vì vậy, để xây dựng giải pháp kiểm soát nội bộ hiệu quả trong quy trình kế toán, chúng ta cần đánh giá, phân tích và quy chế hóa những giải pháp quản lý thông qua những yêu cầu sau:

  • 10 điều sếp giỏi nên làm cho nhân viên

    Sếp giỏi có kỹ năng tổ chức tốt. Sếp giỏi có kỹ năng ra quyết định nhanh chóng. Sếp giỏi có nhiều việc quan trọng khác để quan tâm như hoạt động của công ty, nhu cầu khách hàng, mối quan hệ với nhà cung cấp và nhà phân phối, nhưng quan trọng nhất vẫn là mối quan hệ với nhân viên. Một tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu luôn gặp phải các vấn đề nội bộ.

  • Xây dựng thương hiệu: Cần uy tín và sự khác biệt

    Xây dựng thương hiệu là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp (DN), đánh giá mức độ thành côngvà vị trí của DN trên thương trường.

 1   2