Welcome to Visma Vietnam’s Business Solutions!

Ngày đăng | 08-08-2017

Những nguyên tắc bất biến kiến tạo sự thành công và trong hoạt động của tổ chức

Tổ chức Visma Việt Nam

Với các mối quan hệ tại doanh nghiệp, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của sự bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp. Thông thường thất bại trong giao tiếp không phải do khác biệt văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ dù rằng họ nói cùng một thứ tiếng, cùng chung một nền văn hóa.
Quá trình nghiên cứu thực tiễn tại các doanh nghiệp Việt hiện nay, với mục đích cung cấp những góc nhìn về ứng xử để giúp doanh nghiệp kiến tạo sự thành công trong hoạt động của tổ chức. Đây không phải là cẩm nang để giải quyết, xử lý triệt để mọi vấn đề của doanh nghiệp, vì vậy, mỗi tổ chức cần ý thức xây dựng và hành xử chuẩn mực hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh trong quá trình hội nhập và phát triển.


ỨNG XỬ TRONG CÔNG VIỆC

Nguyên tắc số 1: Tuân thủ “Pháp luật” và “Tiêu chuẩn bắt buộc” của tổ chức;
Nguyên tắc số 2: Tôn trọng Quyền sở hữu của cá nhân & tổ chức;
Nguyên tắc số 3: Trách nhiệm với “Công việc” và “Đồng nghiệp
Nguyên tắc số 4: Sử dụng hiệu quả Nguồn lực của tổ chức
Nguyên tắc số 5: Không Giao dịch nội gián


ỨNG XỬ VÓI KHÁCH HÀNG

Nguyên tắc số 1: Khách hàng là sự “TỒN TẠI” và “PHÁT TRIỂN” của tổ chức
Nguyên tắc số 2: Nghi nhớ “LUÔN ĐÚNG” không bằng “LUÔN THÀNH CÔNG”
Nguyên tắc số 3: Luôn tôn trọng “LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG” của khách hàng;
Nguyên tắc số 4: Khách hàng luôn là “NGƯỜI QUAN TRỌNG” nhất
Nguyên tắc số 5: Tuyệt đối không bao giờ “BẮT BÍ” khách hàng;


ỨNG XỬ GIỮA CẤP TRÊN VỚI CẤP DƯỚI

Nguyên tắc số 1: Luôn “CÔNG BẰNG, CHÍNH TRỰC, TRUNG THỰC, KHÁCH QUAN”
Nguyên tắc số 2: Tôn trọng “ĐỒNG NGHIỆP” và tôn trọng “CẤP DƯỚI”
Nguyên tắc số 3: Đừng biến mình thành “THIÊN LÔI” công sở
Nguyên tắc số 4: Đừng bao giờ “GOM HẾT CÔNG LAO” về mình, đùn đẩy “TRÁCH NHIỆM” cho cấp dưới
Nguyên tắc số 5: Biết “LẮNG NGHE, CẢM THÔNG” và sử dụng “LỜI KHEN” đúng mức


ỨNG XỬ GIỮA CẤP DƯỚI VỚI CẤP TRÊN

Nguyên tắc số 1: Luôn “TÔN TRỌNG” và hành xử “CHUẨN MỰC’ với cấp trên
Nguyên tắc số 2: Thực hiện công việc được giao “TRUNG THỰC” và “MẪN CÁN”
Nguyên tắc số 3: Không được “BÀN LÙI” khi chưa cố gắng hết sức với “VIỆC ĐƯỢC GIAO”
Nguyên tắc số 4: Không được “THAY MẶT” hay “LẤY DANH NGHĨA” cấp trên khi chưa được phép
Nguyên tắc số 5: Không được “BÁO CÁO’ vượt cấp, tự ý vào “GẶP LÃNH ĐẠO” nếu không có báo cáo trước hoặc được lãnh đạo “TRIỆU TẬP”


ỨNG XỬ GIỮA ĐỒNG NGHIỆP VỚI NHAU

Nguyên tắc số 1: Cần chú ý vào “NỘI DUNG” chứ không phải “NGƯỜI PHÁT NGÔN”
Nguyên tắc số 2: Luôn “TÔN TRỌNG” và hành xử “VĂN HÓA” với đồng nghiệp
Nguyên tắc số 3: Không “BUÔN CHUYỆN, NÓI XẤU, KÍCH ĐỘNG” bộ phận khác hoặc đồng nghiệp
Nguyên tắc số 4: Đừng tỏ ra “BIẾT HẾT” ai bàn chuyện gì cũng xen vào “BÌNH LUẬN”
Nguyên tắc số 5: Không “ỈM CHUYỆN” khi phát hiện cái “SAI” của đồng nghiệp
Nguyên tắc số 6: Không “BẺ LÁI” đồng nghiệp và cấp trên
Nguyên tắc số 7: Trong giao tiếp cần “LẮNG NGHE” rồi mới đánh giá
Nguyên tắc số 8: Cần phải hiểu “TẠI SAO” chứ không chỉ là “CÁI GÌ”
Nguyên tắc số 9: Luôn “ĐÚNG GIỜ” không nên bắt người khác phải chờ bạn
Nguyên tắc số 10: Có “TRÁCH NHIỆM” với bản thân và tổ chức.

DOÃN HUY
TỔ CHỨC VISMA VIỆT NAM

TIN BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

  • Vai trò của Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

    Trong một tổ chức bất kỳ, sự thành bại của một doanh nghiệp không chỉ dựa vào vận may mà đó phải được xác lập bằng tầm nhìn chiến lược, mục tiêu dài hạn và một hệ thống quản lý bài bản, một cơ chế kiểm soát nội bộ hợp lý. Vì vậy, mục tiêu xây dựng và kiện toàn hệ thống KSNB luôn và mãi là mục tiêu sống còn đối với mỗi một đơn vị hoạt động kinh doanh nào trong bối cảnh biến động không ngừng của nền kinh tế quốc tế và sự hội nhập.

  • Nguyên tắc xây dựng Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

    Việc xây dựng và áp dụng thành công hay thất bại đối với một hệ thống KSNB phụ thuộc vào việc xác định các mục tiêu của doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp, sứ mệnh và tôn chỉ hoạt động, tầm nhìn chiến lược và đặc thù hoạt động kinh doanh.

  • Bẩy bước thiết lập giải pháp Kiểm soát nội bộ trong Quy trình kế toán

    Kiểm soát nội bộ trong Quy trình kế toán là một trong những giải pháp kiểm soát chức năng của quy trình thông qua các quy trình cụ thể của hoạt động tài chính kế toán đồng thời xác định rõ mục tiêu của quy trình, cơ chế kiểm soát, những rủi ro thường gặp và cơ chế kiểm soát tương ứng. Vì vậy, để xây dựng giải pháp kiểm soát nội bộ hiệu quả trong quy trình kế toán, chúng ta cần đánh giá, phân tích và quy chế hóa những giải pháp quản lý thông qua những yêu cầu sau:

  • Hệ thống Mapworking trong chiến lược quản trị doanh nghiệp

    Quản trị Hệ thống Map-Working trong doanh nghiệp làm một trong những thuật ngữ mới không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Map-Working là một hệ được thiết kế dạng (Bản đồ công việc) nhằm giúp các Nhà quản trị có cái nhìn vĩ mô, các hướng tiếp cận quản trị, nhìn rõ lối đi, đường thoát trong ma trận của kinh tế thị trường đầy biến động và thách thức hội nhập quốc tế toàn cầu.

 1   2   3   4   5